KIẾN THỨC CHUNG VỀ LPG

KIẾN THỨC CHUNG VỀ LPG
Định nghĩa LPG: LPG là từ viết tắt của Liquefied Petroleum Gas, là hỗn hợp hydrocarbon nhẹ, ở thể khí. LPG tồn tại trong thiên nhiên ở các giếng dầu hoặc giếng gas và cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lọc dầu. Thành phần chính của LPG là Propane (C3H8) và Butane (C4H10), không màu, không mùi, không vị và không có độc tố.

LPG là loại nhiên liệu thông dụng về tính đa năng và thân thiện với môi trường. Nó có thể dễ dàng được chuyển đổi sang thể lỏng bằng việc tăng áp suất thích hợp hoặc giảm nhiệt độ để dễ tồn trữ và vận chuyển được. Nó có thể chuyển động như chất lỏng như lại được đốt cháy ở thể khí. Việc sản sinh ra chất NOx, khí độc và tạp chất trong quá trình cháy thấp một cách khác thường đã làm cho LPG trở thành một trong những nguồn nhiên liệu thân thiện nhất với môi trường trên thế giới.

LPG lỏng chứa rất nhiều năng lượng trong một không gian nhỏ và nó có thể hóa hơi được nên cháy rất tốt. Mỗi kg gas cung cấp khoảng 12.000 kcal năng lượng.

 

STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Mức chất lượng Phương pháp thử
01 Áp suất hơi ở 37,8 °C Kpa 1430 ASTM D1267 – 95
02 Hàm lượng lưu huỳnh, max Ppm 140 ASTM D2784 – 98
03 Hàm lượng nước tự do % kl Không có Quan sát bằng mắt thường
04 Độ ăn mòn tấm đồng trong 01 giờ ở 37,8 °C - Số 1 ASTM D1838 – 91
05 Tỷ trọng ở 15°C Kg/l Số liệu báo cáo ASTM D1657 – 91
06 Thành phần:
- Hàm lượng Etan
- Hàm lượng Butan và các chất nặng hơn, max
- Hàm lượng Pentan và các chất nặng hơn, max 

 

- Hydrocarbon kh ông bão hòa

% mol
% mol 

 

% mol

% mol

 

số liệu báo cáo
số liệu báo cáo 

 

2,00

số liệu báo cáo

ASTM D2163 – 91
ASTM D2163 – 91 

 

ASTM D2163 – 91

ASTM D2163 – 91

 

07 Thành phần cặn sau khi bốc hơi 100ml, max ml   ASTM D1267 – 95

 

Các đặc tính của LPG là gì?
LPG là chất:
- Không màu.
- Không mùi. (Người ta thường làm cho LPG có mùi bằng cách cho chất tạo mùi vào trước khi cung cấp cho người tiêu dùng để dễ dàng phát hiện ra khi có sự rò rỉ gas).
- Dễ cháy.
- Nặng hơn không khí.
- Trọng lượng bằng khoảng một nửa trọng lượng nước.
- Không chứa chất độc nhưng có thể gây ngạt thở.
- LPG giãn nở khi xì ra ngoài và 1 lít LPG lỏng sẽ tạo ra khoảng 250 lít khí. 

 

Các ưu điểm của LPG là gì?
LPG có các ưu điểm như sau:

 

Vì có tương đối ít thành phần hơn nên dễ đạt được đúng tỷ lệ pha trộn nhiên liệu, cho phép sản phẩm cháy hoàn toàn. Việc này đã làm cho LPG có các đặc tính của một nguồn nhiên liệu đốt sạch.

Cả Propane và Butane đều dễ hóa lỏng và có thể chứa được trong các bình áp lực. Những đặc tính này làm cho loại nhiên liệu này dễ vận chuyển, và vì thế có thể chuyên chở trong các bình hay bồn gas đến người tiêu dùng cuối cùng.

LPG là loại nhiên liệu thay thế rất tốt cho xăng trong các động cơ đánh lửa. Trong một động cơ được điều chỉnh hợp lý, đặc tính cháy sạch giúp giảm lượng chất thải thoát ra, kéo dài tuổi thọ buji.

Như một chất thay thế cho chất nổ đẩy aerosol và chất làm đông, LPG được chọn để thay cho fluorocarbon vốn được biết đến như một nhân tố làm thủng tầng ozone.

 

Với các đặc tính là nguồn nhiên liệu sạch và dễ vận chuyển, LPG cung cấp một nguồn năng lượng thay thế cho các nhiên liệu truyền thống như: củi, than, và các chất hữu cơ khác. Việc này cung cấp giải pháp hạn chế việc phá rừng và giảm được bụi trong không khí gây ra bởi việc đốt các nhiên liệu truyền thống.

 
Các vấn đề thường gặp phải khi sử dụng gas và cách khắc phục
 
CÁC TÌNH HUỐNG NGUYÊN NHÂN CÁCH XỬ LÝ
1. KHÔNG ĐÁNG LỬA ĐƯỢC - Hết gas
- Van bình gas bị khóa
- Có quá nhiều không khí trong vòi hay ống điếu
- Hết pin hoặc dây đánh lửa bị hư
- Bộ chụp đầu dò và thân bếp bị lắp ráp không chính xác
- Những lỗ gas trên bộ chụp đầu dò bị bít
- Ống gas bị gấp khúc
- Loại gas đang sử dụng không đúng với loại đã được chỉ định 

 

 

- Thay bình gas mới
- Mở van bình gas
- Lặp lại quy trình đánh lửa
- Thay pin hoặc dây đánh lửa mới
- Lắp ráp lại bộ chụp đầu lò và thân bếp cho chính xác
- Làm sạch lỗ thông hơi gas bằng sợi kim loại hoặc bàn chải
- Kéo thẳng ống hoặc thay ống mới
- Thay thế đúng loại gas được chỉ định 

 

 

2. LỬA TẮT KHI ĐANG SỬ DỤNG - Hết gas
- Gió
- Nước trào vào bộ phận đầu lò 

 

 

- Thay bình gas mới 

 

- Đặt bếp nới thông gió
- Dùng vải khô lau bộ phận đầu dò

 

3. LỬA CHÁY KHÔNG BÌNH THƯỜNG ( lửa yếu, ngọn lửa màu vàng hoặc ngọn lửa bị phựt và không đều) - Bộ phận chụp đầu lò và thân bếp bị lắp ráp không chính xác
- Những lỗ gas trên đầu lò bị bít 

 

 

- Lắp ráp lại bộ chụp đầu lò và thân bếp cho chính xác 

 

- Làm sạch thông lỗ gas bằng sợi kim loại hoặc bàn chải.

 
CÁCH XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP 

 

Nghi ngờ có rò rỉ gas – Chưa xác định được vị trí
1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống để xem có dấu hiệu nào của gas rò rỉ như mùi, hoặc tiếng xì hơi.
2. Làm động tác thử với nước xà phòng, bôi nước xà phòng vào, bong bóng sẽ nổi lên ở chỗ xì. KHÔNG DÙNG DIÊM QUẸT HOẶC MỒI LỬA ĐỂ THỬ.
3. Nối lại các chỗ nối và thử. Nếu gas xì ở trong nhà, cần phải quạt thông gió hoàn toàn cho gas xì thoát hết ra khỏi nhà trước khi bật bếp nấu ăn.
4. Không được làm hỏng bất kỳ bộ phận nào của một hệ thống cố định.

 

Gas xì – Chưa phát hỏa 
1. Nếu có thể, chấm dứt việc xì gas bằng cách đóng van.
2. Thông gió toàn bộ khu vực xì gas cho đến khi không khí trong lành trở lại.
3. Nếu không thể khống chế việc xì gas, thận trọng đem bình gas đến chỗ thông thoáng an toàn. Giữ cho chỗ xì hướng lên trên để cho chỉ có khí gas xì ra mà lỏng không trào ra được.
4. Không để cho gas lỏng dính vào người.

5. Nếu không thể dời được bình gas đi nơi khác, cần phải xua gas đi bằng vòi xịt hơi nước và làm thông thoáng tối đa.
6. Đặt bình gas cách nguồn lửa ít nhất 20 mét cho tới khi gas thoát hết ra khỏi bình. Những nguồn lửa này có thể bao gồm các thiết bị điện không chịu lửa, ánh sáng flash của camera, điện thoại, radio, động cơ xe, và bất kỳ thiết bị điện nào có thể phát ra tia lửa.

 

Bình Gas bị đặt vào sức nóng quá mức
1. Đứng càng xa càng tốt, dùng vòi nước xịt để làm mát bình gas.
2. Di dời nguồn lửa nếu có thể.

 

Thiếg bị hoặc bình gas bị rò rỉ – Đã phát hỏa 
1. Trường hợp van chưa hỏng, đóng van nếu có thể và để cho lửa thoát ra ngoài. Không sử dụng lại bình gas hoặc thiết bị cho tới khi kiểm định lại.
2. Nếu không thể đóng van, gọi đội PCCC.
Cần chú ý:
- Vị trí của bình gas hoặc thiết bị.
- Bạn đang dùng gas.
- Kích cỡ bình gas.
Nếu thấy nguy cơ bình gas bị chìm trong lửa, cần nhanh chóng thoát ra khu vực khác.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Huy